Cách thi công sơn Kova giao thông A9

Cách thi công sơn Kova giao thông A9? Làm sao để thi công sơn Kova giao thông A9?  Dưới đây là bài viết hướng dẫn các thi công sơn Kova giao thông A9

Cách thi công sơn Kova giao thông A9

1. Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt giao thông

Sơn dẻo nhiệt giao thông thường được sử dụng cho các vạch kẻ đường yêu cầu chiều dày ~1.5 – 2mm có độ phản quang hoặc không có độ phản quang. Quy trình thi công sơn Kova chi tiết dưới đây:

 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  •  Đặt biển báo và đèn tín hiệu hai đầu đoạn đường chuẩn bị thi công.
  •  Định vị tim, lề đường.
  •  Căng dây làm cự ly cho xe sơn đi. Xem kỹ bản vẽ đánh dấu lên mặt đường dấu (+) sơn đúng theo lý trình. Đối với đường thẳng thì đánh các dấu (+) cách nhau 25 – 30m, đường cong thì các dấu (+) cách nhau từ 10 – 15m, sau đó căng một sợi dây dài khoảng 200m trùng vào các dấu (+) mà mình đã định vị trước, để cho kim dẫn hướng của máy rải sơn đi theo dây.
  • Cần loại bỏ các loại tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ và các hợp phần đóng rắn trước khi thi công. Không thi công sơn trên bề mặt có cát, bùn hoặc các vật thể lạ, bề mặt bị suy giảm về độ kết dính, hoặc trên lớp sơn cũ bị nứt, bong tróc.
  • ​ Đối với bề mặt đường là bê-tông, Asphalt cũ hoặc đã bị mài bóng cần sử dụng thêm một lớp sơn lót.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

  • Sử dụng con lăn nhúng vào thùng sơn lót, lăn thật đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch kẻ hoặc có thể lăn rộng hơn độ rộng của vạch kẻ sơn một chút.
  • Tiếp theo đợi cho đến khi sơn khô mới bắt đầu thi công sơn dẻo nhiệt (có thể chờ 10 – 15 phút cho lớp sơn lót khô). Thông thường khâu lăn sơn lót này sẽ triển khai trước khi thi công sơn kẻ màu nên rất ít khi phải đợi sơn khô.

Bước 3: Thi công lớp sơn phủ

a. Nấu sơn

  •  Để tránh biến màu sơn và xuất hiện hiện tượng phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, cho máy khuấy hoạt động (vừa khuấy vừa nấu, để tránh quá nhiệt cục bộ) cho đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1700C – 2100C) tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công.
  •  Trong khi làm sơn nóng chảy cần kiểm soát nhiệt độ bằng một nhiệt kế với độ chính xác + 50oC, để tránh cho sơn bị quá nhiệt độ cho phép.
  •  Khi đã nóng chảy cần chú ý:
  • Với sơn gốc Hydrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ
  • Với sơn gốc Alkyd sẽ chỉ sử dụng được trong vòng 4 giờ.

Không nên đun nóng quá quy định của nhà sản xuất vì như vậy đồng nghĩa với việc phải loại bỏ sơn này.

Tuỳ theo mặt đường, nếu buổi sáng nhiệt độ mặt đường từ 30oC – 40oC thì nấu sơn từ 1800C – 2100C, buổi trưa nhiệt độ mặt đường vào mùa hè từ 60oC – 70oC thì nấu sơn từ 1700C – 1900C.

b. Trải sơn

Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 200oC thì rót sơn vào xe thi công. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 170oC – 190oC. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định. Sau đó, cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 170oC – 180oC đảm bảo cho sơn bám chặt trên bề mặt asphalt. Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, vón cục hay bị các khuyết tật khác.

c. Tạo độ phản quang bề mặt:

Khi có yêu cầu thi công một lớp bi trên bề mặt vạch trải, loại bi sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình. Bi phản quang sẽ được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do (tuỳ theo thiết kế của xe thi công) với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt trên bề mặt của vạch.

2. Thi công sơn phản quang giao thông

Thi công sơn Kova A9 phản quang giao thông cần tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến nghị của nhà sản xuất cũng như những yêu cầu kỹ thuật khi sơn.

 

Có 3 phương pháp thi công sơn phản quang. Tùy vào yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn phương pháp thi công sơn phản quang phù hợp.

  • Phương pháp phun
  • Phương pháp quét
  • Phương pháp lăn

a. Phương pháp phun

Theo TCVN 8788: 2011 phương pháp thi công sơn phản quang này cần chú ý chỉnh độ nhớt của sơn, áp suất phun, loại vòi phun, nhiệt độ của sơn, khoảng cách trên bề mặt cần phủ, góc phun và tốc độ dịch chuyển vòi phun sao cho hợp lý để đạt được lớp phủ đồng nhất và liên tục, phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất sơn.

Trước khi thi công, cần phun thử lên tấm thử nhỏ, kiểm tra trạng thái của hỗn hợp sơn và độ bằng phẳng của màng sơn. Nếu có khuyết tật, cần điều chỉnh áp suất phun và độ nhớt sơn. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, mới bắt đầu phun chính thức.

b. Phương pháp quét

Theo TCVN 8788: 2011 khi áp dụng phương pháp thi công sơn phản quang này lưu ý nhúng chổi vào sơn không ngập quá một phần hai độ dài phần chổi sơn.

Trước tiên, dùng chổi miết mạnh ngay từ lớp sơn lót đầu tiên sao cho sơn lấp kín các khe hở, lỗ nhỏ, sau đó mới tiến hành sơn theo thứ tự từng lớp một cách đều đặn, quét phần khó trước, phần dễ sau.

c. Phương pháp lăn

Theo TCVN 8788: 2011. Phương pháp thi công sơn phản quang này không nên áp dụng cho các bề mặt gồ ghề, các cạnh, góc và không áp dụng khi sơn lớp sơn lót đầu tiên.

• Đối với bồn cây có hiện tượng thấm ngược thì phải chống thấm KOVA CT-11A trước khi phủ
sơn giao thông A9.
• Không bảo quản, tồn trữ sơn A9 trong môi trường vượt quá 430C.
• Khi dùng máy phun, tuyệt đối không dùng máy phun hệ khí nén (Compressor) vì màng sơn
sẽ bị khô tức thì. Phải dùng máy phun hệ nén cao áp không có không khí (Airless).
Bảo quản Để nơi khô ráo, thoáng mát. Đậy kín khi không dùng hết (nếu chưa pha nước).

Contact Me on Zalo